Sữa bị vón cục, cách pha sữa không bị vón cục
Trước tiên ta cần phân ra hai trường hợp: sữa trước khi pha đã bị vón cục ở trong hộp sữa và sữa sau khi pha mới bị vón cục.
Sữa trước khi pha đã bị vón cục
Ở trường hợp đầu tiên, nguyên nhân thường gặp là do khâu bảo quản sữa không tốt khiến sữa bị ẩm gây ra tình trạng vón cục, có thể là do đậy nắp không chặt, hoặc khi mở nắp ra có hơi nước bay vào. Vì vậy các dụng cụ lấy sữa hay nơi bảo quản cần khô ráo.
Một nguyên nhân nữa là do sữa giả, sữa đã hết hạn sử dụng, quy trình sản xuất sữa của hãng đó có vấn đề.
Nếu đã bảo quản kỹ mà sau 1 tháng sữa bị vón cục thì khuyến cáo không nên dùng nữa, không nên vì sợ lãng phí mà dùng đồ có hại cho sức khỏe của trẻ. Nếu sữa bị vón cục ngay sau khi mở nắp cần liên hệ ngay với nơi bán để đổi hộp sữa khác.
Sữa sau khi pha bị vón cục
– Nguyên nhân 1: do chất lượng sữa không tốt, sữa giả, sữa hết hạn, khiến sữa khó tan hơn bình thường.
– Nguyên nhân 2: do dùng loại sữa đó khó tan. Một số dòng sữa trên thị trường như: best xanh, pedia, sữa bà bầu… mặc dù rất chất lượng nhưng lại rất khó tan. Để pha được các dòng sữa này cần lực khuấy sữa mạnh và lâu. Nếu có điều kiện, thay vì pha tay nên mua các loại máy pha sữa cao cấp như Niucun để pha các loại sữa này chứ không sẽ rất cực. Máy pha sữa Niucun có chế độ chọn số vòng quay bất chấp các dòng sữa khó tan nhất.
– Nguyên nhân 3: do pha sữa không đúng cách. Quá trình pha không cẩn thận, khuấy lắc không đủ lâu, pha nước quá nóng hoặc quá lạnh hoặc không đủ lượng nước hoặc sữa quá nhiều cũng khiến sữa bị vón cục. Điều này rất không tốt, sữa vón cục sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của trẻ. Vì vậy khi pha sữa cần chuẩn công thức.
Tổng kết lại để pha sữa không bị vón cục chúng ta cần: bảo quản sữa đúng cách, chọn các loại sữa dễ tan, quy trình pha đúng và chuẩn công thức. Với các dòng khó tan cần khuấy mạnh hơn. Có thể mua máy pha sữa để tối ưu tất cả các vấn đề này.
Niucun chúc các bạn luôn có một bình sữa thật chuẩn để bé luôn khỏe mạnh.